“Sáng tạo khoa học kĩ thuật” – Cuộc thi về tổ hợp liên môn Khoa học – Công nghệ như Toán học, Khoa học tự nhiên, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tin học, Công nghệ, Kĩ thuật,…; một trong những cuộc thi về STEM có uy tín và chất lượng nhất dành cho học sinh các cấp từ cấp độ Tiểu học đến cấp Trung học phổ thông được tổ chức rộng rãi trên toàn quốc và tuần tự từ cấp trường đến cấp quốc gia do Bộ Giáo dục chỉ đạo.
Nhóm các thí sinh tham dự cuộc thi “Sáng tạo khoa học kĩ thuật quận Long Biên cấp Trung học cơ sở” đến từ hơn 20 trường trong địa bàn quận Long Biên, bao gồm cả các trường chất lượng cao, trường công lập, cấc trường tư thục và trường quốc tế. Trường THCS Chu Văn An cũng có hai đại diện:
- “Xây dựng thiết bị cảnh báo vật sống bị bỏ quên trên xe ô tô” – Nhóm học sinh lớp 8A1 và 8A5.
- “ Xây dựng phần mềm hỗ trợ học tiếng Anh sử dụng công nghệ thực tế ảo cho học sinh lớp 5” – Nhóm học sinh lớp 8A4
Phần dự thi của nhóm 2 bạn học sinh lớp 8A1 và 8A5
Ở Việt Nam, sự cố bỏ quên trẻ em trong xe gây ra hậu quả nghiêm trọng trong những năm gần đây, điển hình như vụ ở Cơ sở mầm non Đồ Rê Mí, Bắc Ninh; Trường Gateway, Hà Nội. Khi xe ô tô đã tắt động cơ, đóng kín cửa, nhiệt độ bên trong ô tô sẽ tăng lên nhanh chóng ngay cả những ngày có nhiệt độ khí trời khoảng 21℃. Do khả năng điều nhiệt của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, tình trạng này có thể dẫn đến sốc nhiệt, đột quỵ. Sự an toàn của trẻ em cần được đảm bảo dưới sự giám sát của người lớn, tuy nhiên trong lúc bất cẩn, người lái, phụ huynh có thể quên trẻ trong xe.
Những sự cố đã đề cập có thể được ngăn chặn bằng hệ thống “Thiết bị cảnh báo vật thể sống bị bỏ quên trên xe ô tô”. Nghiên cứu này ứng dụng cảm biến siêu âm, cảm biến khoảng cách, cảm biến carbon dioxide, module sim cho việc xác định có người, vật thể sống trên xe khi xe ngừng hoạt động. Sử dụng ngôn ngữ lập trình Arduino, tiến hành lập trình điều khiển thu thập và xử lý tín hiệu cho bộ xử lý trung tâm. Kết quả hệ thống đã nhận diện có vật thể sống ở trong xe, báo động và truyền thông tin cảnh báo đến điện thoại người có liên quan.
Poster dự thi của nhóm 2 bạn học sinh lớp 8A4
Việc ứng dụng công nghệ thực tại ảo trong giảng dạy đã khắc phục được các hạn chế của phương pháp giảng dạy truyền thống. Nó cho phép tạo các đối tượng mà người học có thể tương tác với các khái niệm trừu tượng; cho phép quan sát, tương tác với các đối tượng kỹ thuật, các qui trình kỹ thuật phức tạp, tinh vi và nhất là trong điều kiện hiện nay các thiết bị thực hành còn quá đắt…
Vì vậy, nhóm học sinh đã nghiên cứu xây dựng “Phần mềm hỗ trợ học Tiếng Anh sử dụng công nghệ thực tế ảo cho học sinh lớp 5” để giúp các bạn học sinh tiểu học hứng thú hơn trong việc học tiếng Anh và có thể trải nghiệm bất cứ đâu chỉ cần có mạng. Khi bắt đầu nghiên cứu, hai em đã đưa ra câu hỏi: Làm thế nào để có thể sử dụng công nghệ thực tế ảo giúp học sinh lớp 5 hứng thú và dễ dàng hơn trong việc học tiếng Anh?
Trên con đường chinh phục thử thách ở một lĩnh vực khó, đòi hỏi kiến thức chuyên môn sâu và rộng, 2 nhóm học sinh đại điện Trường THCS Chu Văn An đã khẳng định được bản thân mình, tự tin thuyết trình và thực hành trước rất nhiền thành viên Ban giám khảo đều là các chuyên gia. Nhóm học sinh đại diện trường đến từ 2 lớp 8A1 và 8A6 đã xuất sắc giành được giải Nhì cấp quận.
Em Huỳnh Nguyễn Hoàng Lân và Trần Duy Bảo cùng các giáo viên trường Chu Văn An
Một lần nữa xin được chúc mừng các chiến binh CVA-ers đã nỗ lực hết sức mình, chiến thắng bản thân. Đặc biệt là hai em học sinh Trần Duy Bảo lớp 8A5 và em Huỳnh Nguyễn Hoàng Lân lớp 8A1 đã đem về thành tích cao cho nhà trường.