STEM là một chương trình giảng dạy dựa trên ý tưởng trang bị cho người học những kiến thức, kĩ năng liên quan đến (các lĩnh vực) khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học – theo cách tiếp cận liên môn (interdisciplinary) và người học có thể áp dụng để giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Thay vì dạy bốn môn học như các đối tượng tách biệt và rời rạc, STEM kết hợp chúng thành một mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế. Chính vì sự độc đáo của môn học, sự sáng tạo để học hỏi, giao lưu như vậy nên ngày 22 tháng 01 năm 2021, trường THCS Chu Văn An đã nêu cao tinh thần ham học hỏi, giàu sáng tạo tổ chức buổi giao lưu cùng các thầy cô trường THCS Thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Ảnh giao lưu chuyên môn giáo dục STEM trong trường THCS
Có thể nhìn các thành tố trong Giáo dục STEM dưới góc nhìn phát triển năng lực của người học. Chẳng hạn, yếu tố “Kỹ thuật” trong Giáo dục STEM tạo ra năng lực kỹ thuật của người học thể hiện qua khả năng giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn đời sống bằng cách thiết kế các đối tượng, hệ thống và xây dựng các quy trình sản xuất để tạo ra chúng.
Hiểu một cách đơn giản là học sinh được trang bị kỹ năng lực kỹ thuật thì sẽ có khả năng sản xuất ra đối tượng và hiểu được quy trình để làm ra nó. Học sinh phải có khả năng phân tích, tổng hợp, kết hợp để biết cách làm thế nào cân bằng các yếu tố liên quan (như khoa học, nghệ thuật, công nghệ, kỹ thuật) nhằm có được một giải pháp tốt nhất trong thiết kế và xây dựng quy trình. Ngoài ra học sinh còn có khả năng nhận ra nhu cầu và phản ứng của xã hội trong những vấn đề liên quan đến kỹ thuật. Trên cơ sở đó thầy cô dạy STEM của trường THCS Chu Văn An đã xây dựng hệ thống bài học để học sinh có thể trực tiếp thực hành và sáng tạo các mô hình ứng dụng sâu trong thực tiễn.
Bài học STEM diễn ra qua các hoạt động sau
Đầu tiên là hoạt động khởi động: Giáo viên sẽ giới thiệu cho học sinh về trò chơi thông qua bảng tính xu, nội dung và luật chơi. Học sinh rất hào hứng với phần trò chơi mới lạ này. Các em rất nhiệt tình tham gia và hào hứng giơ tay phát biểu.
Cô Phạm Hằng đang phổ biến các thức tham gia phần khởi động cho các bạn học sinh
Tiếp sau, phần khởi động vô cùng sôi nổi, cô Phạm Hằng đã dẫn dắt khéo léo vào phần học hoạt động hình thành kiến thức cho các bạn học sinh. Trong phần thức hai này, lớp học sẽ được tìm hiểu “Thế nào là looklike và worklike?” Giáo viên đưa ra ba hình ảnh và cho học sinh phân biệt xem đâu là looklike, worklike và prolike. Học sinh nhanh chóng nhận diện và trả lời yêu cầu của cô. Sau đó, giáo viên sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc “Tại sao phải chế tạo sản phậm looklike và worklike?”. Khi học sinh nhận ra tầm quan trong của loại sản phẩm trên, giáo viên sẽ nhấn mạnh về khái niệm looklike và wordlike.
Học sinh đang nghiên cứu về khái niệm looklike và worklike
Phần tiếp sau trong chuỗi hoạt động hình thành kiến thức chính là phân tích cấu tạo vật mẫu nhằm giúp học sinh phác thảo ý tưởng sản phẩm và hoàn thiện bảng giá chợ vật tư. Trong phần này các em sẽ hoạt động nhóm nhiều hơn. Mỗi thành viên sẽ phát huy sự nhanh nhạy, khả năng sáng tạo và tư duy của bản thân.
Giáo viên sử dụng vòng quay may mắn chọn sản phẩm cho các nhóm
Hoạt động thứ 3 chính là làm poster: học sinh thỏa sức sáng tạo ý tưởng của bản thân qua việc làm poster, bên cạnh đó các em sẽ trực tiếp làm ra sản phẩm STEM đầy tính snags tạo và ứng dụng cao.
Sau khi các nhóm lên trình bày sản phẩm, giáo viên sẽ nhận xét và cho trưng bày các sản phẩm của học sinh lên kệ học tập trong phòng học.
Kết thúc giờ học các bạn học sinh đã nắm được các tạo ra ý tưởng từ các sản phẩm đơn giản như giấy, màu vẽ, keo….học sinh thỏa sức sáng tạo và thiết kế ý tưởng độc đáo của bản thân.
Tiếp sau đó, là sự trao đổi, giao lưu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau giữa hai trường THCS Chu Văn An và Trường THCS Thị trấn Hồ. Thầy cô trường THCS Thị trấn Hồ đã có lời khen ngợi không chỉ về sự sắp xếp ngăn nắp, thiết kế đẹp mắt của phòng học STEM tại trường THCS Chu Văn An mà còn hết sức bất ngờ với khả năng sáng tạo và độ nhanh nhạy của học sinh của trường Chu Văn An.
Thầy giáo Nguyễn Anh Tuấn, Hiệu trưởng trường THCS Chu Văn An chia sẻ kinh nghiệm tại buổi giao lưu
BGH trường THCS Chu Văn An nhận món quà quê hương từ trường THCS Thị trấn Hồ
Ảnh quý thầy cô hai trường THCS Chu Văn An và trường THCS Thị trấn Hồ
Kết thúc buổi giao lưu, trường THCS Thị trấn Hồ đã trao tặng một bức tranh vô cùng ý nghĩa cho trường THCS Chu Văn An. Đại diện cho toàn trường thầy giáo Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư chi bộ, hiệu trưởng nhà trường đã lên nhận tấm lòng trân quý của trường THCS Thị trấn Hồ và gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tấm lòng các thầy cô trường bạn. Buổi giao lưu chuyên đề STEM này các thầy cô của cả hai trường đã học hỏi được rất nhiều điều hay và mới mẻ. Mong rằng sẽ có dịp giao lưu chuyên môn hay hơn nữa, thành công hơn nữa trong dịp sắp tới.