Trong không khí tưng bừng chào mừng thi đua lập thành tích mừng Đảng, mừng xuân Tân Sửu, Trường THCS Chu Văn An đã triển khai phát động Tội giảng mùa xuân năm 2021. Đây là một trong số rất nhiều hoạt động hoạt động chuyên môn được triển khai nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt trong nhà trường.
Thao giảng mùa xuân năm nay của trường THCS Chu Văn An mang lại một không khí thi đua sôi nổi đón xuân mới về đổi mới sáng tạo hình thức và phương pháp dạy học. Các tiết dạy đều có được sự đầu tư kĩ lưỡng từ các cô thầy cô giáo, nhiều tiết học có nội dung giáo dục sâu sắc, mang tính sáng tạo cao đã góp phần không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường, thực hiện tốt nhiệm vụ đổi mới trong công tác dạy và học phù hợp với học nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2020 – 2021.
Mở đầu cho mùa Thao giảng mùa xuân 2021 là tiết dạy của thầy giáo Phạm Bá Binh – giáo viên Tin học với bài học “Chèn, xóa, thay đổi bố cục Slide”. Tiết học của thầy và trò đã diễn ra thành công. Qua tiết học các bạn ấy đã nhận được những kiến thức bổ ích: biết sử dụng những thao tác đơn giản để chèn, xóa, thay đổi bố cục silde. Giờ học đã mang lại hiệu quả tích cực, tạo niềm hứng thú học tập và giúp các con ghi nhớ bài học lâu hơn thông qua việc vận dụng những kiến thức trong bài học để làm bài thuyết trình trên Powerpoint cho những môn học khác. Trong giờ học, các bạn học sinh được chủ động khám phá kiến thức mới, cùng thực hành và hỗ trợ lẫn nhau từ đó hình thành cho các em kĩ năng làm việc nhóm, tinh thần đoàn kết, sự hợp tác trong học tập và công việc
Tiết thao giảng môn Tin học của thầy giáo Phạm Bá Binh
Hội giảng mùa xuân là là cơ hội để đội ngũ giáo viên nhà trường nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và học hỏi lẫn nhau, tích cực đổi mới sáng tạo trong công tác dạy và học để từ đó nâng cao chất lượng chuyên môn trong nhà trường.
Tiếp nối tinh thần đó, tiết 1, thứ 5, ngày 28 tháng 01 năm 2021, tại phòng học lớp 6A3, cô giáo Lê Thị Lý đã thực hiện tiết dạy môn Lịch sử theo định hướng các kĩ thuật dạy học tích cực, với nội dung bài dạy “Chính sách cai trị của các triều đại phương Bắc”. Cùng với tập thể lớp, đông đủ các giáo viên trong tổ bộ môn Xã hội của nhà trường đã có mặt và tham dự giờ dạy.
Không còn đâu bóng dáng của giờ học Lịch sử nhàm chán như trong quá khứ, các bạn học sinh hào hứng tranh luận, đưa lý lẽ, thuyết phục lẫn nhau; cô giáo là người quan sát, định hướng để học sinh đi đúng trọng tâm, đồng thời khích lệ mở rộng suy nghĩ. Các em được tự do bày tỏ, bảo vệ quan điểm của mình trước các câu hỏi phản biện của các thành viên trong lớp đối với những câu hỏi khó như: “Vì sao các triều đại phương Bắc đánh thuế muối và thuế sắt?” hoặc câu hỏi “Chính sách cai trị thâm độc nhất của các triều đại phương Bắc là gì? Tại sao?”,….
Bên cạnh đó, các em còn được thỏa sức sáng tạo với thật nhiều những sản phẩm học tập thể hiện những chính sách cai trị của các triều đại phương Bắc như: tranh ảnh, truyện tranh, poster, diễn kịch,….
Vở kịch thể hiện chính sách cai trị của của triều đại phương Bắc
Trong giờ học Lịch sử, các em được trải qua các cung bậc cảm xúc khác nhau từ bất bình, tức giận trước những chính sách cai trị của các triều đại phương Bắc đối với dân tộc ta đến cảm xúc tự hào dân tộc. Dù phải trải qua hơn 1000 năm dưới ách kìm kẹp đô hộ của Trung Quốc những cha ông ta vẫn giữ gìn bảo tồn được những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, để ngày hôm nay mỗi dịp tết đến xuân về người Việt lại quây quần bên nhau gói những chiếc bánh chưng thắm đượm nghĩa tình, yêu thương,….
HS tìm hiểu về một nét văn hóa truyền thống của dân tộc dịp đầu năm
Kết thúc giờ học, các bạn học sinh được tham gia hoạt động trải nghiệm Têm trầu cánh phượng. Hoạt động trải nghiệm này giúp cho phong tục đặc sắc của dân tộc trở nên sống động, gần gũi hơn với các bạn học sinh trong lớp đồng thời giúp cho học sinh hiểu rõ hơn về một nét đẹp trong văn hóa giáo tiếp của người Việt bao đời nay “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Những đổi mới trong phương pháp giảng dạy bằng việc tổ chức những tiết học trải nghiệm trên lớp đã giúp các bạn học sinh yêu thích môn học Lịch sử hơn.